Sơ Đồ Thiết Kế Hầm Biogas Hiệu Quả

Hầm biogas là một giải pháp tối ưu cho các hộ chăn nuôi trong việc sử lý các chất thải hữu cơ trong gia đình cũng như vật nuôi. TÍN PHÁT là công ty sản xuất Hầm biogas hàng đầu hiện nay sẽ gợi ý các bạn về sơ đồ thiết kế hầm Biogas hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, mời các bạn cùng tham khảo

Khi nguyên liệu được dẫn vào hầm, ở môi trường kín thích hợp, nguyên liệu trong hầm sẽ sản sinh ra khối lượng CH4 – khí gas, có thể sử dụng, phục vụ cho sản xuất.

 

Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc lắp đặt hầm biogas trở nên rất dễ dàng bởi kích thước hầm nhỏ, sẽ dễ hơn đối với việc theo dõi và quản lý của chủ hộ. Đối  các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, một ngày lượng phân, chất thải của vật nuôi thải ra  rất nhiều, nếu sử dụng các loại hầm biogas có kích thước có sẵn sẽ  làm tiêu tốn của chủ trang trại lượng chi phí khổng lồ.  Để có thể cải thiện tình trạng tốn kém chi phí do quá trình lắp đặp nhiều hầm biogas khác nhau, các chủ hộ cần tính toán chính xác lượng chất thải 1 ngày và dung tích chứa của bể.

Tất cả những việc đó sẽ được hoạch toán, ghi chép rõ ràng trên bản thiết kế hầm biogas. Bản thiết kế hầm biogas là những tính toán, đánh giá chính xác nhất mà chủ chăn nuôi lập ra, từ đó có cơ sở để xây dựng hầm biogas đúng theo nhu cầu và mong muốn của gia đình.

  • Công thức tính toán dung tích hầm biogas

Việc quan trọng trong bản thiết kế là tính toán xem, đối với các loại hầm biogas, môi trường của hầm được chôn sau trong là điều kiện để xét xem nên lựa chọn loại vật liệu nào thuận tiệp để đưa vào sử dụng, đối với các trang trại có nguồn nguyên liệu lớn, hầm biogas phủ bạt HDPE là sự lựa chọn thích hợp nhất. Bởi lẽ, loại hầm này có thể điều chỉnh dung tích chứa của hầm theo yêu cầu của người sử dụng.

Để xác định dung tích của hầm biogas, ta có công thức :

V ( hố) = 0,03 x Số lượng vật nuôi của trang trại x thời gian ủ phân ( thường là 30 – 40 ngày)

Đơn vị tính : m3

Căn cứ vào công thức, các hộ gia đình chăn nuôi có thể xác định lượng phân, các hộ chăn nuôi sẽ đưa ra quyết định về  hầm biogas.

  • Công dụng của bản vẽ thiết kế hầm biogas

Bản vẽ thiết kế hầm biogas có các công dụng như:

  • Khi tính toán dung tích bể chứa phải đảm bảo dung tích bể sẽ chứa được lượng phân cho toàn trại trong  30 ngày ủ khí, số liệu tính toán phải chính xác.  Với mô hình chăn nuôi nhỏ, lượng phân của vật nuôi ít, có thể tiến hành xử lý khi bể không chứa đủ phân, nhưng đối với mô hình trang trại, lượng phân của vật nuôi sẽ rất nhiều, gấp rất nhiều lần chăn nuôi nhỏ, bắt buộc hầm biogas phải có đủ chỗ ủ khí đẻ xử lý phân của vật nuôi trong 30 ngày.
  • Giúp tiết kiệm đất và vật liệu HDPE. Khi có thông số chính xác, việc tạo hầm sẽ trở nên tiết kiệm hơn. Hầm biogas phủ bạt HDPE không hề rẻ, nên tiết kiệm được chi phí ở khoản này sẽ là một số tiền không hề nhỏ.
  • Tránh tình trạng sạt lở đất khi xây dựng hầm. Với diện tích cùng vị thế của mỗi hộ gia đình khác nhau, các kỹ sư, thợ lắp cùng chủ hộ phải tinh toán để không xảy ra tình trạng xấu khi đào đất, tạo hố lắp đặt hầm.
  • Lưu ý đối với việc sử dụng hầm biogas

Khi sử dụng hầm biogas, các hộ gia đình cần chú ý:

  • Tránh việc để lửa tiếp xúc trực tiếp đến công trình như hầm ủ, đường dẫn ga, bạt phủ,… bởi đây là những vật liệu dễ cháy hoặc chứa ga, khi tiếp xúc với lửa có thể gây ra hiện tượng cháy nổ, rất nguy hiểm cho người và vật.
  • Để đề phòng tình trạng cháy nổ có thể xảy ra, độ dài của dây dẫn khí gas phải có chiều dài lớn hơn 15m, được đo từ hầm đến nơi sử dụng. Điều này đảm bảo việc nếu có cháy nổ, chủ hộ có thể nhanh chóng khắc phục, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra đối với người và của.
  • Các thiết kể của hầm biogas đã được các kỹ suy thiết kế,tuyệt đống không dược tự ý sửa những bộ phận của hệ thống hầm biogas.

Hầm biogas là phương pháp thiết thực và hiệu quả đối với tất cả các hộ chăn nuôi, đây là một giải pháp giúp các hộ tiết kiệm chi phí sử dụng trong việc mua nhiên liệu đun nấu hay thắp sáng. Việc lập bản vẽ thiết kế hầm có thể giúp cả kỹ sư lắp đặt lẫn chủ hộ có định hướng cụ thể để có thể thiết kế hầm biogas sao cho khoa học nhất, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bản vẽ thiết kế hầm biogas mà tôi cùng  các bạn đã tìm hiểu, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *