Trong nông nghiệp, để xử lý chất thải, lại có thể bảo vệ được môi trường sống, người nông dân đã xây dựng những hầm biogas để chứa chất thải của động vật, gia súc, gia cầm, đồng thời còn tạo ra chất đốt để tiết kiệm chi phí. Vậy bà con nông dân có biết thế nào là biogas? Khi xây dựng thành hầm, chất thải được đưa xuống với số lượng lớn, trong thời gian dài, mất dần đi oxi cho đến khi cạn dần, các chất hữu cơ trong chăn nuôi để trong điều kiện khí hiếm ( hay không có không khí) tạo thành một loại khí sinh học, khí này là hỗn hợp nhiều loại khí, chính là khí biogas. Sinh vật phân hủy trong môi trường khí hiếm, sinh ra các chất chính bao gồm: nito(N2), H2S và CH4(60%), ngoài ra còn một số chất như O2, CO…
Cơ chế hình thành khí biogas trong hầm biogas:
Với sự tham gia của nhiều chất khác nhau có chứa trong chất thải của sinh vật, bao gồm: tinh bột, protein, glyxerol, axit béo, cùng với các chất khác… Chính những chất hữu cơ trong phân này được đặt trong điều kiện khí hiếm, bị phân hủy thành các chất hòa tan và chất khí, sau nhiều lần chuyển hóa, phản ứng mạnh mẽ diễn ra, để chuyển hóa chủ yếu thành khí metan ( chiếm đến 55%) và khí cacbonic, đồng thời cũng tạo thêm một số khí nito và khí photpho,… cũng bay nhanh ra ngoài khi được chuyển hóa, và phần hủy trong hầm biogas. Với nhiều giai đoạn chồng chéo, trong một thời gian nhất định, mà tạo thành khí biogas, và tạo thành chất đốt, trong sinh hoạt, tiết kiệm chi phí của người nông dân.
- Cơ chế hình thành khí biogas diễn ra theo hai con đường:
Con đường thứ nhất: bao gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: + Axit hóa xelulozo + Tạo muối
- Giai đoạn 2: phân hủy của muối hữu cơ để lên men khí metan
Con đường thứ hai : Hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: + Axit hóa xenlulozo + thủy phân axit tọa ra CO2 và H2
- Giai đoạn 2: Tổng hợp metan với CO2 và H2;